Cà Mau hiện nay được rất nhiều người biết đến là một trong những khu vực có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Mặc dù là vùng đất tận cùng của tổ quốc với hạ tầng giao thông còn hạn chế. Vậy liệu bạn đã hiểu hết về vùng đất này chưa và đã hiểu hết về lịch sử hình thành cũng như những di sản văn hoá ở Cà Mau?
Những di sản văn hoá ở Cà Mau hiện nay
Cà Mau được biết là vùng đất được khai phá vào những năm cuối thế kỷ XVII. Đây là thời kỳ mà người Việt có những bước tiến quan trọng trong việc khai khẩn cũng như hình thành cộng đồng dân cư văn hóa Cà Mau.
>>> Xem thêm: Tham Quan Chợ Đêm Cà Mau Vô Cùng Thú Vị Ở Cực Nam Việt Nam
Vào cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu chính là tướng của nhà Minh (Trung Quốc) chạy nạn bởi triều đình nhà Mãn Thanh đã dẫn một số người Trung Hoa đến khu vực vùng Hà Tiên sinh sống. Sau khi Mạc Cửu đã dâng toàn bộ phần đất này thần phục nhà Nguyễn. Ông Mạc Thiên Tứ con của ông Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa nhà Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên ở vùng đất tại Cà Mau ngày nay và tổ chức mang tính chất quân sự.
Đến Gia Long thứ 7 (năm 1808), đạo Long Xuyên được đổi thành huyện Long Xuyên, thuộc trấn Hà Tiên. Hiện tại lúc đó đất Nam Bộ có 3 dinh là dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn và dinh Long Hồ và một trấn Hà Tiên. Năm Minh Mạng thứ 6 (năm 1825), nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị vùng đất này.
Quá trình hình thành nên lịch sử của khu vực Cà Mau
Cùng với sự phát triển của lịch sử, vùng đất Nam Bộ đã được chia thành 6 tỉnh (còn gọi lục tỉnh Nam Kỳ) bao gồm các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Riêng ở tỉnh Hà Tiên gồm có 3 phủ, 7 huyện, Cà Mau thuộc huyện Long Xuyên, phủ An Biên (Hà Tiên), tỉnh Hà Tiên.
Để ổn định về hành chính trong việc khai thác khu vực thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chia vùng đất Nam Kỳ thành 20 tỉnh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đến tháng 2 năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Hai tỉnh Cà Mau (là An Xuyên) và Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Tỉnh Minh Hải có thị xã Minh Hải, thị xã Cà Mau và gồm 7 huyện: huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, huyện Châu Thành, huyện Thới Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển.
>>> Xem thêm: Du Lịch Sinh Thái Hòn Đá Bạc Sông Đốc Trần Văn Thời Cà Mau
Năm 1977, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 181-CP giải thể huyện Châu Thành. Các xã của huyện này được nhập vào các huyện Giá Rai, huyện Trần Văn Thời và Thới Bình.
Hiện nay khu vực Cà Mau có bao nhiêu huyện
Đến năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 326-CP đã lập thêm 6 huyện mới là huyện Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn. Số huyện trong tỉnh đã tăng lên 12 huyện.
Tiếp đến năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 94-HĐBT giải thể huyện Cà Mau, các xã của huyện này được sáp nhập vào cho thị xã Cà Mau cũng như các huyện Giá Rai, huyện Thới Bình, Cái Nước, tỉnh còn lại 2 thị xã và 11 huyện khác.
Đến năm 1996 vào kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã được phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh Cà Mau có diện tích 5.211 km2, với dân số 1.133.747 người, bao gồm một thị xã (Cà Mau) và 6 huyện. Năm 1999 thị xã Cà Mau được Thủ tướng công nhận thành phố loại 3 theo nghị định số 21 của chính phủ và lên thành phố loại 2 vào năm 2010.
>>> Xem thêm: Những Nguyên Tắc Khoảng Cách Xây Nhà Liền Kề Mà Bạn Cần Biết
Hiện nay tại Cà Mau có những di sản văn hoá nào và thế nào là di tích lịch sử văn hóa? Cà Mau được biết đến là chặng cuối trong hành trình khẩn hoang, mở cõi và xây dựng chủ quyền đất nước của tiền nhân. Theo thống kê hiện nay, Cà Mau có khoảng hơn 90 di sản văn hoá được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia và nhân loại.
Một trong những di sản văn hoá ở Cà Mau được nhiều người biết đến chính là vùng đất Hòn Đá Bạc. Năm 2009 Hòn Đá Bạc được bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia. Lịch sử địa phương Cà Mau - Hòn Đá Bạc nằm ở xã Khánh Bình Tây thuộc huyện Trần Văn Thời, có diện tích khoảng hơn 6,43ha. Đây là một cụm đảo đẹp bao gồm ba hòn lớn và nhỏ nằm gần nhau là: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và cuối cùng là Hòn Đá Bạc.
Một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia - Hòn Đá Bạc
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân địch đã chọn khu vực Hòn Đá Bạc làm nơi căn cứ cách mạng ở Khánh Bình Tây và các tuyến ven biển phía tây Cà Mau. Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc hiện nay được biết đến là một trong những địa điểm du lịch được nhiều du khách với vẻ đẹp hoang sơ ấn tượng.
Ngoài di tích Hòn Đá Bạc thì di tích lịch sử Hòn Khoai cũng là một trong những địa điểm được khá nhiều du khách quan tâm. Di tích khởi nghĩa Hòn Khoai cũng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia hiện nay.
>>> Xem thêm: Bản Đồ Cao Tốc Mỹ Thuận Cần Thơ Khi Nào Sẽ Đưa Vào Hoạt Động
Đình Tân Hưng là một trong những di sản văn hoá ở Cà Mau và là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1992. Nằm ở ấp Xóm Lớn thuộc xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau. Nơi đây các trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 4km. Đình Tân Hưng được xây dựng từ những năm 1907 và đã trải qua rất nhiều biến cố của chiến tranh. Đến năm 1975, đình đã được xây dựng lại với 4 cột, 4 mái có diện tích khoảng 65m2. Đình được thiết kế với nền lót gạch tàu, mái lợp ngói máng với 4 góc có gắn 4 cá chép cách điệu và 2 con rồng trên nóc.
Đình Tân Hưng - nơi có ý nghĩa văn hoá lớn ở Cà Mau
Đình Tân Hưng có ý nghĩa giá trị văn hóa – lịch sử rất to lớn đối với tỉnh Cà Mau. Đồng thời, đây cũng là hình ảnh của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của tỉnh Cà Mau, vùng đất cực nam của Tổ quốc. Đình Tân Hưng hiện nay không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân trong vùng. Mà đây còn là ngôi đình nổi tiếng trong lịch sử đấu tranh của nhân dân tỉnh Cà Mau.
Đình Tân Hưng có vị trí khá thuận lợi khi nằm gần ngay các khu vực trung tâm thành phố Cà Mau. Với rất nhiều tiện ích như trung tâm thương mại, các khu vực hành chính và đặc biệt hơn là rất gần khu đô thị Happy Home Cà Mau. Đây là một trong những dự án có quy mô lên đến 194ha và lớn nhất tại Cà Mau hiện nay.
Khu đô thị Happy Home Cà Mau
Một trong các di tích lịch sử ở Cà Mau hiện tại tại đó chính là Bến Vàm Lũng nằm ở khu vực rạch Chùm Gộng thuộc ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Ngày xưa, nơi đây chính là bến để tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Năm 2010, bến Vàm Lũng được Bộ Văn hóa, Thể thao – Du lịch công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
Bến Vàm Lũng thuộc huyện Ngọc Hiển
Làng rừng Vồ Dơi được thành lập từ những năm đầu cuối thập kỷ 50 của thế kỷ 20. Địa điểm Làng rừng Vồ Dơi nơi đây thuộc ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hiện nay, Làng rừng Vồ Dơi đã trở thành Vườn Quốc gia U Minh Hạ và đã nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Hiện nay, địa điểm này được phát triển khá mạnh mẽ về mảng du lịch sinh thái với những tour xuyên rừng được nhiều du khách quan tâm.
Làng rừng Vồ Dơi thuộc rừng U Minh Hạ
Cà Mau là một trong những tỉnh thuộc vùng đất Tây Nam Bộ với tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Đến với Cà Mau, du khách sẽ được khám phá rất nhiều di sản văn hoá ở Cà Mau cùng với đa dạng ẩm thực hấp dẫn vô cùng thú vị mà không nên bỏ lỡ.