Cảng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước ra nhiều quốc gia khác. Hiện nay ở nước ta đang tiến hành xây dựng và phát triển các cảng biển chủ chốt nhằm mục đích tăng sức chứa để tiết kiệm thời gian hơn cho các nhà đầu tư. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam một cách chi tiết nhất.
Cảng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa
Cảng biển Năm Căn Cà Mau cũng thuộc các cảng biển lớn nhất Việt Nam được xem là cảng tổng hợp bao gồm bến cảng Năm Căn bố trí tàu có trọng tải lên đến 5.000 tấn. Hiện chính phủ đang nghiên cứu và phát triển cảng biển tại đảo Hòn Khoai để phục vụ nhu cầu vận tải của đường biển của nhiều doanh nghiệp trong khu vực.
Cảng biển Năm Căn Cà Mau cũng thuộc các cảng biển lớn nhất Việt Nam
Cảng Năm Căn nằm tại Sông Cửa Lớn thuộc thị trấn Năm Căn. Tại đây sẽ đã tiến hành xây dựng cầu 100m tại cảng này để thuận tiện cho kho cũng như tăng cường các thiết bị bốc xếp, điều này sẽ giúp năng lực lưu thông lên đến 2 - 2,5 triệu tấn/năm.
Bên cạnh cảng Năm Căn thì cảng Hòn Khoai nằm ở Đông Nam với quy mô là 24 cầu cảng. Bên cạnh đó còn có 12 bến cho loại tàu có sức chứa lên đến 250.000 tấn cũng như 12 bến tiếp chuyển cho phù hợp cho các loại tàu từ 50.000 đến 100.000 tấn. Cảng Hòn Khoai chỉ cách biển Cà Mau khoảng 15km và nằm trên tuyến đường vận tải hàng hải nhộn nhịp.
Tỉnh Cà Mau hiện đang hình thành nhiều cảng biển lớn tạo điều kiện cho quá trình xuất nhập khẩu của nước ta trong đó có cảng cái mép thị vải. Chính vì sự thuận lợi đó mà nhiều dự án bất động sản tại trung tâm thành phố đang được hình thành và phát triển nhanh chóng mà điển hình là khu đô thị Happy Home Cà Mau.
Dự án này có quy mô lên đến 194ha với nhiều cơ sở hạ tầng
Dự án này có quy mô lên đến 194ha với nhiều cơ sở hạ tầng tích hợp các tiện ích đẳng cấp. Đây được xem là dự án có quy mô hoành tráng nhất tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chính nhờ những tiện ích ngoại khu như cảng biển trong địa bàn tỉnh Cà Mau đã giúp nâng tầm giá trị cho dự án Happy Home Cà Mau trong tương lai gần.
>>> Xem thêm: Dự Án Cảng Hòn Khoai Cà Mau Với Tầm Nhìn Kinh Tế Đột Phá
Cảng Hải Phòng thuộc top 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam được người Pháp tiến hành xây dựng vào năm 1874. Đây được xem là cảng container lớn và hiện đại bậc nhất miền Bắc của nước ta. Được trang bị cơ sở vật chất hiện đại cùng nhiều máy móc tiên tiến với hơn 200 camera hoạt động để quan sát tất cả hoạt động của nhân viên. Bên cạnh đó cảng Hải Phòng luôn đảm bảo sự an toàn cũng như phù hợp cho nhu cầu vận hành giao dịch thương mại quốc tế.
Đến thời điểm hiện tại thì cảng Hải Phòng đã sở hữu cho mình 5 chi nhánh. Tại cảng có 21 cầu tàu có chiều dài là 3.567m có độ sâu từ -7,5m đến -9,4m. Diện tích của hai chi nhánh cảng Chùa Vẽ và Tân Vũ là 712.110m2 cũng như 3.300 m2 tại cảng Chùa Vẽ.
Cảng Hải Phòng đã sở hữu cho mình 5 chi nhánh
Cảng Hải Phòng được xem là cảng biển có số lượng hàng hóa được lưu hành lớn nhất phía Bắc Việt Nam. Nó có khả năng nhận 10 triệu tấn/năm và chi nhánh Cảng Hoàng Diệu đã chiếm đến 60% lượng hàng hóa. Bên cạnh đó, cỡ tàu lớn nhất của cảng có thể chở được 40.000 DWT tại Lan Hạ và ít nhất là 700DWT tại Bạch Đằng.
Hướng tới việc phát triển ổn định thì cảng Hải Phòng đã thực hiện xây dựng Cảng Đình Vũ có quy mô là 5 bến tàu giúp nâng tải trọng đến 55.000 DWT và sẽ đạt 100.000 DWT trong tương lai cùng sự đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin.
Theo thông tin cập nhật mới nhất hiện nay thì 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam gồm: Cảng Hải Phòng, cảng Vũng Tàu, cảng Đà Nẵng, cảng Vân Phong, cảng Sài Gòn.
>>> Xem thêm: Những điểm nhấn nổi bật của khu đô thị sinh thái Việt Nam
Cảng Vũng Tàu là một cụm cảng bao gồm 4 khu vực có 10 cảng lớn phục vụ cho quá trình thương mại và dịch vụ dầu khí ở Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó cảng Vũng Tàu còn là 1 trong 2 cửa ngõ quan trọng của nước ta. Cảng Vũng Tàu vừa qua đã nhận chở tàu Yang Ming Wellhead có sức chứa 160.000 tấn cập cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải. Điều này đã khẳng định được khả năng xử lý của container tại cảng Vũng Tàu. Và theo dự kiến thì cảng Vũng Tàu sẽ mở thêm hai khu vực mới để phục vụ cho nhu cầu của ngành công nghiệp hóa dầu.
Cảng Vũng Tàu là một cụm cảng bao gồm 4 khu vực
Cảng Vân Phong là một trong 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay nằm tại vị trí tiếp giáp với nhiều tuyến đường quốc tế gần Thái Bình Dương. Thế nên Cảng Vân Phong có khả năng trở thành một trong những cảng trung chuyển quốc tế trong nước. Nơi đây đã tái khởi động vào năm 2009 và hoàn thành vào năm 2020 được thực hiện hai giai đoạn. Theo như đánh giá thì cảng Vân Phong sẽ có sức chứa lên đến 5 triệu TEU/năm bao gồm 8 bến tàu với diện tích lên đến 405ha cùng chiều dài lên đến 5.710m.
Cảng Vân Phong đã tái khởi động vào năm 2009
Cảng Sài Gòn cũng thuộc 5 cảng lớn nhất Việt Nam cảng biển chính tại miền Nam Việt Nam. Nó có đóng vai trò quan trọng trong việc vận tải hàng hải ở Đông Nam Bộ cũng như ĐBSCL. Cảng Sài Gòn được tiến hành hoạt động vào năm 1860 ở thời thuộc địa Pháp cho đến hiện nay thì cảng Sài Gòn đã trở thành cảng quốc tế quan trọng của nước ta. Diện tích của nó là 500.000m2 gồm có 5 khu cảng là Cảng Thép Phú Mỹ, Tân Thuận 2, Hành khách tàu biển, Nhà Rồng Khánh Hội có 30 bến phao, 280.000m2 kho bãi và 3.000m cầu tàu.
Cảng Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hải ở Đông Nam Bộ
Mục đích phát triển của cảng Sài Gòn cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ để biến mình trở thành cửa ngõ hàng hải tại Việt Nam. Nơi đây sẽ khai thác tối đa cảng nước sâu để biến nơi đây trở thành cảng chiến lược tại miền Nam Việt Nam.
>>> Xem thêm: Chơi Gì Ở Thành Phố Cà Mau? Cẩm Nang Du Lịch Tại Cà Mau
Cảng Đà Nẵng cũng nằm top 3 cảng biển lớn nhất Việt Nam thuộc nhóm cảng tổng hợp và là cảng đầu mối của nước ta. Nơi đây có ba khu bến tàu là Tiên Sa, Liên Chiểu, Thọ Quang. Bên cạnh đó Tiên Sa - Sơn Trà được xem là bến chính với diện tích lên đến 178.603m2 cũng như 14.285m2 đối với diện tích kho. Mục tiêu phát triển của cảng này là trở thành cảng biển hiện đại bậc nhất tại khu vực miền Trung của nước ta.
Tiên Sa - Sơn Trà được xem là bến chính với diện tích lên đến 178.603m2
Hiện tại thì cảng Đà Nẵng đang tiến hành mở rộng quy mô của mình tại bến Tiên Sa giúp nâng tải trọng tiếp nhận của tàu lên đến 50.000 DW, 3000 TEU đối với tàu container. Bên cạnh đó tại đây đã mở rộng kho bãi trung chuyển từ diện tích 30ha lên đến 50ha dự kiến hoạt động trong vòng 5 năm.
>>> Xem thêm: Dự Kiến Xây Dựng Cảng Hàng Không Vũ Trụ Cà Mau Tại Việt Nam
Bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp cho các bạn hiểu hơn về quy mô của 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam. Từ đó cũng thể hiện được sự đầu tư của chính phủ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước hỗ trợ cho việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.