Khu Công Nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau Hình Thành Như Thế Nào?

Thứ sáu,27/05/2022
315 Lượt xem

Khu Công Nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau là công trình trọng điểm của quốc gia được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đứng ra làm chủ đầu tư. Với tổng dự toán gần 1,9 tỷ USD, công trình đã tạo thành một khu công nghiệp với quy mô lớn và hiện đại, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của một khu vực tỉnh Cà Mau đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khu Công Nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau là công trình trọng điểm của quốc gia

Khu Công Nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau là công trình trọng điểm của quốc gia

Sơ lược một vài thông tin Khu công nghiệp khí điện đạm Cà Mau

Khu Công Nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau là một trong ba dự án kinh tế lớn giai đoạn 2000-2005 của Việt Nam (Thủy điện Sơn La và Nhà máy lọc dầu Dung Quất là hai dự án còn lại). Đây được coi là dự án KCN lớn nhất miền Tây và là một trong những công trình trọng điểm quốc gia mà chủ đầu tư chính là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). 

Tổng công ty Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư

Tổng công ty Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư

Dự án này bao gồm việc xây dựng đường ống dẫn khí bằng thép dài 325 km (có 298 km đi ngầm dưới biển) đường kính ống 18 inch, dày 29,5mm, vận chuyển với công suất tối đa 20 tỷ m³ khí/năm đưa khí từ mỏ PM3 thuộc vùng overlapping area ( chồng lấn) Việt Nam và Malaysia vào Khu công nghiệp Khánh An thuộc huyện U Minh, tỉnh Cà Mau để cung cấp cho một nhà máy sản xuất phân đạm ure và hai nhà máy nhiệt điện. 

Hai nhà máy điện có công suất tổng cộng là 1500 MW và nhà máy đạm (urê) có công suất 800.000 tấn/năm. Tổng vốn dự kiến lên đến con số 100,4 tỷ USD. Toàn bộ dự án theo dự kiến hoàn thành vào năm 2009 (trong đó dự án khí hoàn thành vào năm 2006, dự án điện hoàn thành vào năm 2008 và dự án đạm hoàn thành năm 2009). 

Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau với Dự án Lô B Ô Môn kế hoạch đưa khí từ biển Tây đến Tổ hợp các nhà máy điện ở Ô Môn (Cần Thơ) (với công suất Tổ hợp Ô Môn là 2600 MW) qua đó góp phần phát triển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thành một trung tâm năng lượng của cả nước.

>>> Xem thêm: Đường Tránh Quốc Lộ 1A - Cập Nhật Thông Tin Mới Nhất 2022

Địa chỉ khí - điện - đạm Cà Mau ở đâu?

Dự án khu Khí - Điện - Đạm tỉnh Cà Mau quy hoạch trên khu đất thuộc các ấp 3, 6, 78 của Khánh An, U Minh, ước tính cách trung tâm Thành phố Cà Mau khoảng 11km.

Khu Khí - Điện - Đạm tỉnh Cà Mau thuộc thị trấn U Minh

Khu Khí - Điện - Đạm tỉnh Cà Mau thuộc thị trấn U Minh

Phạm vi lập quy hoạch chung gồm 108.208 ha, được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp với sông Cái Tàu

- Phía Nam giáp với kênh Xáng Minh Hà

- Phía Đông giáp sông Ông Đốc

- Phía Tây giáp với trại giam K1 Cái Tàu

Khu Công Nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau - Quá trình hơn 12 năm hình thành và phát triển

Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau - mảnh ghép cần thiết cho bức tranh công nghiệp dầu khí

Nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược về việc sử dụng nguồn khí vùng Tây Nam Bộ để sản xuất điện và đạm để phục vụ nhu cầu cả nước và tạo ra sức bật quan trọng giúp cho tỉnh cực Nam Tổ quốc ta phát triển công nghiệp. Vào ngày 31/7/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 957/QĐ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư Dự án đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau, ngoài ra còn có Quyết định 1333/QĐ-TTg ngày 8/10/2001 phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy điện Cà Mau và Quyết định 1218/QĐ- TTg ngày 10/9/2001 phê duyệt Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau. Đến ngày 26/6/2001, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 776/QĐ-TTg để phê duyệt quy hoạch chung Khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Có thể nói từ đây chính thức là một năm khởi đầu, khai sinh ra Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau.

Nhà máy nhiệt điện Cà Mau sử dụng nguồn nhiên liệu từ mỏ. Đây là một trong ba nhà máy thuộc Cụm dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Đây được xem là công trình trọng điểm của quốc gia do chính Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư với tổng dự toán lên đến gần 1,9 tỷ USD, từ đó đã tạo thành một khu công nghiệp phức hợp to lớn và hiện đại. Bên cạnh đó, còn đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, làm thay đổi diện mạo của cả khu vực tỉnh Cà Mau đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhà máy nhiệt điện Cà Mau sử dụng nguồn nhiên liệu từ mỏ

Nhà máy nhiệt điện Cà Mau sử dụng nguồn nhiên liệu từ mỏ

Cụm dự án này thuộc phạm vi xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, trên diện tích lớn hơn 200 ha, bao gồm các dự án như sau: Nhà máy điện Cà Mau 1 & Cà Mau 2; Đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau và Nhà máy Đạm Cà Mau - được xem là mảnh ghép cuối cùng của Cụm, không chỉ có quy mô lớn nhất, mà còn phức tạp nhất. Cùng với đó là các công trình công nghiệp quan trọng khác chẳng hạn như: cơ sở hạ tầng phụ trợ; khu đô thị mới cho cán bộ và công nhân viên trong khu công nghiệp; khu dân sinh phục vụ cho tái định cư. Cụm cũng chính là dự án đầu tư lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, mục tiêu lớn nhất của Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau đó là tạo ra một sức bật vô cùng mạnh mẽ nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau, để phát triển công nghiệp nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế cả vùng Tây Nam Bộ nói chung. Sau khi các công trình nêu trên đi vào hoạt động, những sản phẩm của khí - điện - đạm đều có thể thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau và các tỉnh lân cận. Từ đó, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp khác có thể sử dụng nguồn khí áp thấp để sản xuất các sản phẩm hóa học nguyên liệu, phụ liệu nhằm phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Có thể nói rằng với sự ra đời của Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau là một mảnh ghép vô cùng cần thiết để vẽ nên bức tranh công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, còn là sự thúc đẩy phát triển vượt trội của nền kinh tế tỉnh Cà Mau và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

>>> Xem thêm: Chơi Gì Ở Thành Phố Cà Mau? Cẩm Nang Du Lịch Tại Cà Mau

Công trình Đường ống dẫn khí MP3 - Cà Mau

Công trình Đường ống dẫn khí MP3 - Cà Mau

Công trình Đường ống dẫn khí MP3 - Cà Mau

Với công suất là 2 tỷ m3 khí/năm. Có chiều dài đường ống dài 325km (trong đó 298km ngầm dưới biển). Công trình được khởi công vào ngày 22/6/2005. Hoàn thành giai đoạn 1, từ đó cấp khí cho Nhà máy điện Cà Mau 1 vào ngày 24/6/2008; sau đó hoàn thành giai đoạn 2 và cấp khí cho Nhà máy điện Cà Mau 2 ngày 20/8/2008. Đến ngày 25/12/2008 thực hiện nghiệm thu cấp Nhà nước; và được khánh thành vào ngày 27/12/2008.

>>> Xem thêm: Cập Nhật Tiến Độ Happy Home Cà Mau Năm 2022 Mới Nhất

Nhà máy nhiệt điện Cà Mau dùng nhiên liệu gì?

Nhà máy nhiệt điện Cà Mau

Nhà máy nhiệt điện Cà Mau

Nhà máy nhiệt điện Cà Mau đã sử dụng nguyên liệu từ mỏ. Công trình này bao gồm 2 nhà máy nhiệt điện với chu trình hỗn hợp sử dụng tuabin khí thế hệ F. Công suất mỗi nhà máy là 750MW khi đốt khí; khi đốt dầu DO là 669,8MW. Ngoài ra, số giờ sử dụng công suất đạt từ 6.500 giờ/năm đến 7.000 giờ/năm. Lượng khí tiêu thụ mỗi năm với khoảng 900 triệu m3/năm/nhà máy, tương đương 3,1 triệu m3/ngày. Nhà máy Điện Cà Mau 1 xây dựng trên diện tích 20ha được khởi công vào ngày 9/4/2006 và vận hành thương mại từ ngày 20/3/2007. Nhà máy Điện Cà Mau 2 với diện tích là 9,5ha được khởi công xây dựng vào ngày 9/4/2006, đi vào vận hành thương mại ngày 13/12/2008. Cả hai nhà máy đều nghiệm thu cấp Nhà nước vào ngày 25/12/2008 và khánh thành ngày 27/12/2008.

>>> Xem thêm: Dự Kiến Xây Dựng Cảng Hàng Không Vũ Trụ Cà Mau Tại Việt Nam

Nhà máy Đạm Cà Mau

Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau

Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau

Công suất là 800.000 tấn/năm, tương đương với 2.350 tấn ure/ngày. Lượng khí tiêu thụ được tính là 500 triệu m3/năm. Nhà máy khởi công vào tháng 7/2008, có diện tích xây dựng với 52,4ha. Nhà máy đi vào vận hành thương mại ngày 30/1/2012.

>>> Xem thêm: Vườn quốc gia U Minh Hạ thuộc tỉnh nào? Du lịch rừng U Minh

Những lợi ích mà Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau mang lại

Trong suốt thời gian hoạt động, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau đã vận hành an toàn và ổn định, không chỉ đem lại hiệu quả đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) mà nó còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội của tỉnh Cà Mau nói riêng và cả khu vực Tây Nam Bộ nói chung.

Thứ nhất, hệ thống khí từ khi được đưa vào vận hành đến nay đã hoạt động an toàn và ổn định. Tổng lượng khí đưa vào bờ tính tới hết năm 2020 đã vận chuyển được 22,48 tỷ m3 khí.

Thứ hai, Tổng sản lượng diện thương mại đến hết năm 2020 đạt hơn 96,2 tỷ kWh, đáp ứng được yêu cầu của hệ thống lưới điện quốc gia, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, khắc phục các tình trạng thiếu điện trên cả nước, nhất là vào đỉnh điểm mùa khô.

Thứ ba, Nhà máy Đạm Cà Mau từ khi đi vào hoạt động đã góp phần không ít vào việc bảo đảm sự ổn định về phân bón cho nông nghiệp khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung phát triển một cách mạnh mẽ. Cho đến hết năm 2020 đã cung cấp đến con số 7,29 triệu tấn sản phẩm Đạm Cà Mau đã sản xuất được, tiết kiệm cho nước nhà một con số lên đến hàng trăm triệu USD ngoại tệ nhập khẩu và góp phần kiểm soát nhập siêu.

Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau đã góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau đã góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau đã góp phần rất quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau và khu vực ĐBSCL, đã tạo việc làm cho 1.500 CBCNV, trong đó khoảng 50% người lao động đến từ các tỉnh ĐBSCL có thu nhập ổn định. Hằng năm, đã đóng góp cho ngân sách hơn 1.400 tỷ đồng/năm từ Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau.

Bên cạnh đó, gần khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau còn sở hữu những dự án bất động sản nổi trội. Một trong số đó có thể kể đến đó là khu đô thị Happy Home Cà Mau - khu đô thị kiểu mẫu mang lại nhiều giá trị cho các nhà đầu tư. 

Trong những năm qua, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau đã và đang thay mặt Tập đoàn thực hiện tốt các công tác an sinh xã hội, xây dựng và cấp vốn với hơn 200 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng khu tái định cư; còn có các công trình giao thông nông thôn; nhà Đại đoàn kết, trường học các cấp, trạm y tế; các Chương trình Học bổng “Đạm Cà Mau - Hạt ngọc mùa vàng", Học bổng "Gieo hạt giống tương lai”... qua đó không chỉ góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, mà còn thực hiện trách nhiệm của Tập đoàn với địa phương theo chủ trương đã đề ra là Phát triển sản xuất đi đôi với Tạo phúc và An dân.

>>> Xem thêm: Tích Cực Triển Khai Hướng Tuyến Cao Tốc Cần Thơ Cà Mau

Trải qua hơn 10 năm qua, các thế hệ lãnh đạo và cán bộ Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tập đoàn đã giao phó, toàn bộ những dự án được khai thác, vận hành một cách hiệu quả, các nhà máy đi vào hoạt động an toàn, ổn định, góp phần tích cực vào sức mạnh của Tập đoàn và phát triển kinh tế xã hội của toàn đất nước.

Bình luận facebook
Những tin tức liên quan